GIỚI THIỆU CÔNG TY TRIỂN VIỆT

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TRIỂN VIỆT
Tên giao dịch tiếng Anh: TRIEN VIET INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp số 0109103902 do Sở Kế hoạch – Đầu tư T.P. Hà Nội cấp ngày 26/02/2020;
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số 1278/LĐTBXH-GP do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp ngày 20/04/2021.
Người đại diện theo pháp luật: Văn Hồng Hạnh. Chức vụ: Giám đốc.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 165 Thái Hà, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024-62949580. Email: [email protected]. Webside: trienviet.vn.
Chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Triển Việt chia làm 2 bô phận chính:
1- Khối Văn phòng gồm các phòng, ban: Phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế toán – Tài vụ, phòng Tác nghiệp (trong đó có: phòng Nhật Bản và phòng Đài Loan), phòng Thị trường, phòng Quản lý lao động với đội ngũ cán bộ kinh nghiệm, trình độ từ cao đẳng trở lên…
2- Trung tâm đào tạo và Giáo dục định hướng. Địa chỉ: Km12, đường Cầu Diễn, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Trung tâm có đội ngũ Giáo viên, Quản lý học viên chịu trách nhiệm đào tạo tiếng Nhật và tiếng Trung và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở Nhật Bản và Đài Loan
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trong việc xoá đói giảm nghèo bền vững; để chuẩn bị nguồn nhân lực nhằm cung ứng chuyên gia, kỹ sư và người lao động Việt Nam sang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước… các doanh nghiệp XKLĐ nói chung, công ty Triển Việt nói riêng đang nỗ lực xây dựng kế hoạch khai thác, tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực và lựa chọn những đối tác nước ngoài uy tín để có được những đơn hàng vừa đa dạng hóa các ngành nghề, vừa đáp ứng được nhu cầu của người lao động . Cụ thể là
Công ty Triển Việt tập trung chủ yếu vào 2 thị trường truyền thống là: Nhật Bản và Đài Loan; 2 thị trường này cũng thu hút nhiều lao động tham gia nhất vì một số lý do như: mức lương hấp dẫn, công việc ổn định và có nhiều giờ làm thêm; đặc biệt thị trường Đài Loan có nhiều nét tương đồng với Việt Nam về văn hóa, ẩm thực; tiếng Đài lại dễ học truyền khẩu và thời gian xuất cảnh nhanh (khoảng từ 2 – 3 tháng kể từ khi hoàn thành đầy đủ hồ sơ), thị trường này không đòi hỏi tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng khắt khe, đồng thời người lao động không cần phải tốt nghiệp PTTH như một số thị trường khác nên người lao động dễ trúng tuyển các đơn hàng của đối tác.
Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản được biết đến là một trong những thị trường lao động được quan tâm nhất hiện nay. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao, chế độ đãi ngộ tốt, khi làm việc tại đây,người lao động còn có cơ hội học hỏi, rèn luyện các kỹ năng để phục vụ cho tương lai sau này khi trở về nước. Có lẽ vì vậy mà đây được coi là mảnh đất vàng nhiều lao động hướng tới. Những năm gần đây Chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản đã đẩy mạnh và tăng cường hợp tác lao động giữa 2 quốc gia nhằm bổ sung nguồn lao động đang thiếu hụt trầm trọng của Nhật Bản. Như các Quý vị đã biết: Nhật Bản là Quốc gia có tỉ lệ dân số già hóa nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc vừa thiếu hụt lao động vừa thiếu lực lượng chăm sóc người già. Đứng trước thực trạng này, chính phủ Nhật Bản ưu tiên mạnh cho việc tiếp nhận nguồn nhân lực ngành điều dưỡng, hộ lý. Ngày 23/03/2018 Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ với tỉnh Saitama – Nhật Bản về phái cử và tiếp nhận TTS hộ lý và điều dưỡng; ngoài ra còn Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển nguồn nhân lực và sử dụng các kỹ sư, các bộ kỹ thuật; Bản thỏa thuận về thời hạn hiệu lực để thực hiện Chương trình phái cử, tiếp nhận lao động xây dựng, đóng tàu theo hình thức phi lợi nhuận với tổ chức IMJapan. Riêng năm 2019 có 2 sự kiện được ghi nhớ:

Sự kiện 1: Ngày 01/7/2019, tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Yamashi Takashi đã cùng trao Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện đúng chương trình “lao động kỹ năng đặc định”. Chứng kiến Lễ trao Bản ghi nhớ có sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng đại diện các Bộ ngành có liên quan của hai nước. Có thể nói, việc triển khai chương trình này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho lao động có kỹ năng của Việt Nam, góp phần gắn kết giữa lao động với đào tạo, gắn kết giữa thị trường lao động trong nước với thị trường lao động quốc tế nhưng đồng thời, cũng sẽ giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trong một số ngành quan trọng của nền kinh tế và là động lực để thúc đẩy hơn nữa giao lưu, hợp tác, nhất là trong lĩnh vực hợp tác lao động, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ giữa hai nước.
chương trình lao động kỹ năng đặc định.
(1) Trước đây TTS hết hợp đồng (3 năm) làm việc ở Nhật Bản sau khi về nước thì không được quay lại Nhật làm việc, nhưng nay phía Nhật đã ban hành chính sách mới đối với TTS VN là: Ngoài 3 năm hợp đồng chính thức, TTS được gia hạn ít nhất 2 năm; ngoài ra
(2) Những công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp, bao gồm các đối tượng sau:
(i) Những người được miễn các kỳ kiểm tra và thi, bao gồm Thực tập sinh (TTS) đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc số 3.
(ii) Du học sinh đã tốt nghiệp ít nhất khóa học 2 năm của các trường tại Nhật Bản và thi đỗ các kỳ kiểm tra kỹ năng nghề và tiếng Nhật.
Sự kiện 2: Ngày 14/08/2019 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Chính quyền Tỉnh Nagano, Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ về phát triển Nguồn nhân lực. Bản ghi nhớ này sẽ thiết lập khung hợp tác hai bên thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác trong việc phái cử và tiếp nhận thực tập sinh và lao động Việt Nam trong lĩnh vực du lịch và hộ lý theo đến tỉnh Nagano trên cơ sở pháp luật của hai nước. Năm 2020, Nhật Bản tổ chức thế vận hội mùa hè, vì vậy nhu cầu tiếp nhận lao động trong lĩnh vực xây dựng là rất lớn.

Thị trường Đài Loan

Đài Loan là một thị trường khá phát triển, tuy nhiên các ngành nghề lao động nặng và các công việc y tế trong nước lại ít được giới trẻ và người dân bản địa quan tâm..Chủ yếu hiện nay các công việc này đều do người nước ngoài đảm nhiệm. Riêng Đài Loan thì lại không xuất khẩu lao động sang các nước khác.Đã từ lâu, Xuất khẩu lao động Đài Loan được xem như một trong những hướng đi mới giúp góp phần gia tăng thêm vấn đề giải quyết việc làm cho người dân lao động Việt Nam. Không những vậy, đối với nhiều người đây còn là sự lựa chọn nâng cao mức thu nhập gia đình, hạn chế tình trạng thất nghiệp..Thị trường này không đòi hỏi bằng cấp, ngoại hình hay chuyên môn. Chỉ cần chăm chỉ, có chí tiến thủ và sức khỏe, bất cứ ai cũng có thể đến với con đường xuất khẩu lao động Đài Loan. 

Hiện người lao động sang Đài Loan làm việc chỉ có thể đăng ký các công việc là: công nhân nhà máy, hộ lý làm việc tại viện dưỡng lão, giúp việc gia đình hoặc ngư dân đánh bắt xa bờ….

Theo số liệu báo cáo từ CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 07 năm 2019 là 11.598 lao động (4.544 lao động nữ), bằng 95,67% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 07 năm 2018 là 12.123 lao động trong đó có 4.434 lao động nữ), gồm các thị trường: Nhật Bản: 5.993 lao động (2.634 lao động nữ), Đài Loan: 4.275 lao động (1.684 lao động nữ), Hàn Quốc: 872 lao động (58 lao động nữ), Ả rập – Xê út: 131 lao động (95 lao động nữ), Ba Lan: 47 lao động (01 lao động nữ) và các thị trường khác.
Như vậy, trong 07 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 79.428 lao động (26.287 lao động nữ) đạt 66,19% kế hoạch năm 2019, (năm 2019, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 120.000 lao động), trong đó thị trường: Nhật Bản: 39.542 lao động (14.190 lao động nữ), Đài Loan: 32.259 lao động (10.906 lao động nữ), Hàn Quốc: 4.393 lao động (339 lao động nữ), Rumania: 1.067 lao động (41 lao động nữ), Ả rập – Xê út: 706 lao động (507 lao động nữ), Malaysia: 300 lao động (134 lao động nữ), Algeria: 256 lao động nam, Macao: 196 lao động (106 lao động nữ) và các thị trường khác…
Năm 2024, Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cung cấp số liệu báo cáo tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 9 tháng là 113.896 lao động, đạt 91,11% kế hoạch năm.
Trong số đó, Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 56.566 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc): 43.690 lao động, Hàn Quốc: 6.276 lao động, Trung Quốc: 1.704 lao động, Singapore: 1.040 lao động, Romania: 670 lao động, Hungary: 449 lao động và các thị trường khác.
Chỉ riêng trong tháng 9/2024 đã có 12.369 lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các thị trường: Nhật Bản 6.447 lao động, Đài Loan (Trung Quốc): 4.735 lao động, Trung Quốc: 196 lao động, Hàn Quốc: 165 lao động, Romania: 155 lao động, Singapore: 133 lao động, và các thị trường khác…

                         DANH SÁCH CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÔNG TY TRIỂN VIỆT                                                                                                                                           HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
                         
Số TT Họ và tên Ngày sinh Giới tính CCCD/      CMND Vị Trí Trình độ chuyên môn Ngoại ngữ Kinh nghiệm Mã số BHXH Ngày ký HĐLĐ Thời hạn HĐ Ghi chú
1 Văn Hồng Hạnh 27/10/1978 Nữ 001178020090 Giám đốc Cử nhân Anh 22 năm 0104031029      
2 Nguyễn Ngọc Khanh 4/3/1962 Nam 001062022439 Phó giám đốc Cử nhân Anh 22 năm 0104031030 5/3/2020 Không xác định  
3 Trần Thị Thanh Hà 20/12/1974 Nữ 001174000059 Kế toán Cử nhân   19 năm 2207000463 5/5/2020 Không xác định  
4 Nguyễn Thị Phương Thảo 27/11/1996 Nữ 001101969324 Kế toán Cử nhân   2 năm 0120875229 30/09/2022 Không xác định  
5 Đinh Hoài Nam 14/09/1974 Nam 001074000796 Trưởng phòng Nhật Bản Cử nhân Nhật 23 năm 0198088571 5/5/2020 Không xác định  
6 Trương Minh Thực 18/12/1976 Nam 012651860 Trưởng trung tâm đào tạo Cử nhân Anh 6 năm 01040412.77 5/5/2020 Không xác định  
7 Mạc Thị Thanh Xuân 3/1/1981 Nữ 030181014005 Hồ sơ Đài Loan Cử nhân Trung 18 năm 2207000467 4/5/2020 Không xác định  
8 Nguyễn Thị Thu Hoàn 9/8/1978 Nữ 011870874 Giáo dục định hướng Đài Loan Cử nhân Trung 20 năm 1060490086 12/5/2020 Không xác định  
9 Vũ Thị Hồng 10/6/1982 Nữ 038182017393 Phòng TC-HC Trung cấp Nhật 6 năm 0129349054 4/1/2022 Không xác định  
10 Hoàng Thị Oanh 16;06/1992 Nữ 037192007649 Phát triển thị trường Nhật Bản Trung cấp Nhật 6 năm 3721330157 14/02/2022 Không xác định  
11 Nguyễn Văn Tùng 5/12/1993 Nam 019093007494 Phát triển thị trường Nhật Bản Trung cấp Nhật 5 năm 1920007644 4/1/2022 Không xác định  
12 Lê Văn Thắng 6/5/1984 Nam 038084021787 Cán bộ tuyển dụng Cử nhân Nhật 4 năm 0105051083 1/10/2022 Không xác định  
13 Vũ Văn Quảng 20/11/1986 Nam 038086014995 Quản sinh Trung cấp   5 năm 3822276039 2/10/2023 2 năm  
14 Lê Thị Bằng 2/3/1994 Nữ 001194020382 Giáo viên Cao đẳng Nhật 2 năm 0120456525 2/10/2023 Không xác định  
15 Vũ Thị Mai 10/8/1988 Nữ 038188015738 Đại diện tại Nhật Cao đẳng Nhật 2 năm 0110109401 2/1/2024 2 năm  
16 Vũ Thị Tươi 20/06/1985 Nữ 038185002084 Phiên dịch Cao đẳng Nhật 2 năm 0130740751 2/1/2024 Không xác định  
17 Đinh Thị Châm 1/5/1995 Nữ 037195006637 Phòng TC-HC Cử nhân Trung 2 năm 3716023060 1/7/2022 Không xác định  
18 Nguyễn Thị Ánh 15/07/1992 Nữ 026192010531 Giáo dục định hướng Nhật Bản Cao đẳng Trung 2 năm 0120094647 1/7/2024 Không xác định  
19 Nguyễn Ngọc Sơn 21/11/1990 Nam 001090026171 Hồ so Nhật Bản Trung cấp Nhật 4 năm 0131387161 1/7/2022 Không xác định  

 

SỐ LƯỢNG TUYỂN DỤNG QUÝ

Phỏng vấn Q4.2024

45

Ứng viên

Đơn tuyển Q4.2024

09

Đơn hàng

Xuất cảnh Q1 – Q2/2025

56

Thực tập sinh

.